Tài chính hành vi đang trở thành một bộ phận không thể thiếu không quá trình đầu tư. Tuy nhiên, khá ít người hiểu hết nghĩa của thuật ngữ này cũng như các hội chứng liên quan đến chúng trong thực tế.
Nếu bạn cũng đang mơ hồ về vấn đề nêu trên, có thể tìm hiểu thông tin chính xác dưới bài viết sau đây.
1. Định nghĩa tài chính hành vi
Tài chính hành vi trong tiếng Anh là Behavioral Finance, đây là một lĩnh vực thuộc kinh tế học hành vi. Nó dựa trên tâm lý học để đề xuất các lý thuyết, giải thích các sự kiện bất thường trên thị trường chứng khoán, ví dụ như sự tăng giảm của giá cổ phiếu.
Tài chính hành vi có mục đích là tìm hiểu và xác định nguyên nhân lựa chọn một loại hình tài chính của mọi người. Nó giả định đặc điểm và cấu trúc hành vi của những người tham gia thị trường một cách có hệ thống, để phân tích kết quả thị trường và quyết định đầu tư.
2. Tài chính hành vi có bản chất như thế nào?
Tài chính hành vi giải thích giả thuyết thị trường chứng khoán và thị trường thanh khoản bằng việc kết hợp hiểu biết khoa học, lý luận, lý thuyết tài chính và kinh tế thông thường. Dễ hiểu hơn, tài chính hành vi nghiên cứu thành kiến trong tâm lý của con người.
Tuy thành kiến có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thường ngày, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến các quyết định đầu tư bất hợp lý. Sự thành kiến trong một tập thể có thể dẫn tới sự hoảng loạn (bán quá nhiều) và hiện tượng bóng bóng (mua vào quá nhiều).
Bên cạnh đó, hiểu rõ tài chính hành vi còn giúp người quản lý danh mục đầu tư và nhà đầu tư thu được lợi ích lớn. Theo đó, nó không chỉ giúp họ có cái nhìn rõ hơn về quyết định đầu tư của bản thân, mà còn có thể tận dụng sự biến động của thị trường để kiếm thêm lợi nhuận.
3. Một số hội chứng thường gặp liên quan đến tài chính hành vi
3.1. Tâm lý đám đông
Đây là xu hướng bắt chước các hành vi tài chính của nhóm người chiếm đa số. Tâm lý này thường cuốn các nhà đầu tư vào “ma trận” tin đồn thị trường như cổ phiếu “nóng”, cơ hội đầu tư hấp dẫn, khiến độ rủi ro tăng lên gấp nhiều lần.
Cách khắc phục hội chứng này là nhà đầu tư cần tỉnh táo nhìn vào bức tranh tổng thể của thị trường và các xu hướng dài hạn. Bởi việc dẫn dắt đám đông theo một hướng phi logic trong thời gian dài là điều bất khả thi.
Bên cạnh đó, nếu nhà đầu vẫn chọn hình thức “lướt sóng”, cần đề ra những nguyên tắc chặt chẽ để tránh rơi vào “bẫy ảo”.
3.2. Căng thẳng quá mức trong quá trình đầu tư
Đa phần các nhà đầu tư chứng khoán thành công hay thất bại đều cho rằng đây là loại hình gây sức ép rất lớn cho tim mạch và đầu óc. Sự căng thẳng này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, và làm giảm tính hiệu quả của danh mục đầu tư trong tương lai.
Để khắc phục được vấn đề trên, nhà đầu tư cần:
+ Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính (Margin)
Hình thức này dễ khiến nhà đầu tư bị rơi vào trạng thái quá bi quan (excessive pessimism) hoặc quá lạc quan (excessive optimism) khi thị trường biến động mạnh.
Tình trạng này rất đúng với những nhà đầu tư cá nhân còn thiếu kinh nghiệm trên thị trường. Bởi một khi họ không kiềm chế được cảm xúc sẽ dẫn đến hoảng loạn khi chứng kiến danh mục đầu tư sụt giảm quá nhanh.
+ Quản lý tài chính hiệu quả
Cùng một phương pháp đầu tư như nhau nhưng số tiền khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Dễ nhận thấy, số tiền càng lớn thì áp lực càng cao, do đó, nhà đầu tư nên bắt đầu với số tiền nhỏ để tham gia thị trường chứng khoán và học hỏi dần dần.
Trên đây là bài viết chia sẻ những kiến thức xoay quanh tài chính hành vi và cách giải quyết một số hội chứng liên quan đến thuật ngữ này. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi Quản Lý Bất Động Sản để có thêm nhiều tư vấn đầu tư hiệu quả.
Phương Nguyễn