Thoái vốn là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp khá lo lắng về tình trạng này, bởi đây là hiện tượng rút bớt vốn ra khỏi doanh nghiệp. Nhưng thực chất có phải như vậy?
Hãy cùng Quản Lý Bất Động Sản tìm hiểu thoái thoái vốn là gì? Thoái vốn tiếng anh là gì? Tại sao doanh nghiệp lại phải thoái vốn cùng những cách khắc phục dưới bài viết sau đây.
1. Thoái vốn là gì?

Thoái vốn có tên tiếng Anh là Divestment, là việc giảm một số loại tài sản do chính chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thực hiện, nhằm phù hợp các mục tiêu chính trị, tài chính, đạo đức,…
Thoái vốn có thể là một phần chiến lược cơ cấu công ty, do áp lực xã hội hay nghị sự chính trị, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thoái vốn không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp, tổ chức mà Nhà nước cũng thoái vốn. Vậy thoái vốn Nhà nước là gì?
Thoái vốn Nhà nước là việc làm của Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước nhằm bán hoặc thanh lý công ty con, tài sản, giảm chi phí vốn,… Thoái vốn Nhà nước nhằm tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực cho các khu vực sản xuất hiệu quả hơn trong một tổ chức, hoặc dự án do Chính phủ tài trợ.
Hiểu được đúng bản chất thoái vốn giúp các tổ chức, doanh nghiệp không bị hoang mang, bởi đây là hiện tượng kinh tế hết sức bình thường.
Tùy vào những nguyên do cụ thể, doanh nghiệp có phương hướng giải quyết phù hợp, nếu xử lý tốt sẽ là cơ hội để doanh nghiệp “thay máu” hiệu quả.
2. Lý do doanh nghiệp thoái vốn

Thoái vốn có nhiều mặt tùy vào từng lý do, chủ động cũng có và bị động cũng có. Vậy đâu là nguyễn nhân dẫn đến doanh nghiệp thoái vốn?
- Doanh nghiệp thoái vốn do áp lực từ cổ đông, chính trị, xã hội.
- Nếu việc kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển và hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng việc thoái vốn.
- Việc thoái vốn giúp doanh nghiệp có thêm tài chính thông qua việc bán cổ phần, tài sản,…
- Doanh nghiệp tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty sẽ chủ động thoái vốn, bằng việc loại bỏ các lĩnh vực ngoài lề, tập trung phát triển một lĩnh vực trọng tâm.
Bạn cần biết: 3 loại thuế nhà đất cần phải nộp theo quy định
3. Doanh nghiệp khắc phục thoái vốn như thế nào?

Dù với những lý do nào đi chăng nữa, việc thoái vốn không ít thì nhiều sẽ đều ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp. Để khắc phục được “cơn di chấn” này, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp sau:
3.1 Công bố thông tin kịp thời
Khi xảy ra thoái vốn, nội bộ công ty sẽ có những hoài nghi, hoang mang, tâm lý tiêu cực. Do đó, doanh nghiệp cần công khai minh bạch vấn đề này trước toàn bộ nhân viên để không tạo “bàn tán ngầm” trong công ty.
Công bố thông tin giúp nội bộ hiểu rõ vấn đề của doanh nghiệp và cùng nhau đề ra phương hướng giải quyết, những kế hoạch ổn định lại tình hình công ty.
3.2 Chủ động tìm hiểu
Việc thoái vốn cần có sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng, vậy nên doanh nghiệp cần có kế hoạch lường trước cho việc thoái vốn.
Chủ doanh nghiệp cần nắm được các nguyên nhân gây nên thoái vốn để chủ động xử lý kịp thời.
3.3 Tìm đối tác mới
Sau khi thoái vốn, doanh nghiệp cần nhanh chóng “thay máu” bằng cách tìm các đối tác mới.
Trong trường hợp cổ đông chiến lược bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp sẽ không cần phải tìm đối tác mới. Tuy nhiên, cũng cần có sự tìm hiểu, nắm rõ về đối tác để có thể đề ra chiến lược hợp tác phù hợp.
3.4 Có kế hoạch phân bổ lại vốn
Phân bổ lại vốn là việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp sau thoái vốn. Việc chủ động vạch ra kế hoạch phân bổ lại vốn, giúp công ty thu hồi lại vốn nhanh chóng và hiệu quả.
3.5 Tập trung quản lý kinh doanh
Sau khi thoái vốn, doanh nghiệp cần tập trung vào lĩnh vực cốt lõi và chủ lực.
Việc tập trung phát triển kinh doanh giúp ổn định lại công ty, cũng như thu hút các nhà đầu tư mới.

Thoái vốn là việc làm tất yếu trong kinh doanh, vậy nên doanh nghiệp cần tìm được lý do, cũng như tìm cách khắc phục kịp thời cho hiện tượng này. Mong rằng bài viết trên đây đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn về việc thoái vốn. Hãy tiếp tục theo dõi Quản Lý Bất Động Sản để có thêm thật nhiều tin tức về bất động sản.