Sinking fund là gì? Quỹ chìm Sinking fund đem lại lợi ích gì cho một công ty? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian gần đây, khi có ý định mua trái phiếu của một doanh nghiệp.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác, có thể tham khảo bài viết sau đây của Quản Lý Bất Động Sản.
I. Sinking fund là gì?
Sinking fund là tên tiếng Anh của quỹ chìm. Đây là một loại quỹ được dành riêng để thanh toán trái phiếu hoặc dùng để tiết kiệm trả nợ.
Một doanh nghiệp phát hành nợ cần phải trả khoản nợ đó trong tương lai. Do đó, quỹ chìm được hình thành giúp đơn vị giảm bớt khó khăn về việc phải chi trả các khoản tiền lớn.
Loại quỹ này được tạo dựng để doanh nghiệp có thể tích lũy dần cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
Theo đó, một số loại trái phiếu khi phát hành cũng kèm theo quỹ chìm. Bằng cách sử dụng Sinking fund, bản cáo bạch của trái phiếu loại này sẽ xác định được ngày mà nhà phát hành mua lại trái phiếu.
Bên cạnh việc giúp các doanh nghiệp tích lũy đủ tiền để dành cho việc trả nợ. Trong một số trường hợp, quỹ chìm còn có thể được sử dụng để mua lại trái phiếu đang lưu hành hoặc cổ phiếu ưu đãi.
Một số yêu cầu đối với quỹ chìm là trong một năm nào đó phải thỏa mãn được việc thu hồi một số lượng công cụ nhất định. Trong các trường hợp khác, các yêu cầu đối với quỹ chìm có thể được đáp ứng thông qua việc mua các công cụ trong thị trường mở.

II. Lợi ích của quỹ chìm
1. Hạn chế rủi ro vỡ nợ
Qũy chìm được hình thành để tăng thêm tính an toàn cho các nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Do các đơn vị có quỹ riêng để thanh toán trái phiếu khi đáo hạn, nên rủi ro doanh nghiệp không thanh toán được trái phiếu khi đáo hạn là rất thấp.
Nói cách khác, số tiền đơn vị nợ nhà đầu tư khi đáo hạn sẽ ít hơn đáng kể nhờ có quỹ chìm. Việc làm này nhằm tăng sức bảo vệ nhà đầu tư khi chẳng may doanh nghiệp bị vỡ nợ hoặc phá sản.
Bên cạnh đó, việc công khai quỹ chìm cũng giúp doanh nghiệp thu hút được nhà đầu tư cho cho cuộc phát hành trái phiếu.

2. Tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp
Do quỹ chìm giúp giảm rủi ro vỡ nợ, nên lãi suất trái phiếu có kèm theo quỹ chìm thường thấp hơn các loại trái phiếu khác. Từ đó, doanh nghiệp được coi là đáng tin cậy, dẫn đến xếp hạng tín dụng tăng cao, tốt cho khoản vay sau này.
Ngoài ra, xếp hạng tín dụng tốt còn làm gia tăng nhu cầu đầu tư về trái phiếu của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích nếu đơn vị cần thêm trái phiếu hoặc phát hành thêm nợ trong tương lai.

3. Tác động tích cực đến tài chính doanh nghiệp
Chi phí trả nợ thấp do lãi suất thấp hơn, doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện được lợi nhuận và dòng tiền qua các năm. Nếu đơn vị hoạt động tốt, nhà đầu tư có nhiều khả năng sẽ mua thêm trái phiếu, tăng sức huy động vốn khi cần cho doanh nghiệp.
III. Ví dụ về quỹ chìm
Ví dụ Tập đoàn Exxon Mobil phát hành 20 tỷ USD nợ dài hạn dưới dạng trái phiếu thì các khoản thanh toán lãi phải được trả nửa năm định kỳ cho các trái chủ. Tuy nhiên, công ty đã lập một quỹ chìm, và mỗi năm phải góp được 04 tỷ USD vào quỹ để trả nợ. Đến năm thứ ba, Exxon đã trả hết 12 tỷ USD trong số 20 tỷ USD nợ dài hạn.
Nếu không lập quỹ chìm, đến năm thứ 05, Exxon sẽ phải lấy 20 tỷ USD tiền mặt từ lợi nhuận hoặc thu nhập giữ lại để trả nợ. Đồng thời, họ cũng phải thanh toán khoản lãi sinh ra trong 05 năm đó.
Nếu tình hình kinh tế xấu đi, doanh nghiệp này rất có thể bị vỡ nợ do thiếu tiền mặt, doanh thu thấp và không thể thanh toán khoản nợ.

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin xoay quanh quỹ chìm cũng giúp bạn hiểu thêm Sinking fund là gì. Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Quản Lý Bất Động Sản để có thêm nhiều tư vấn đầu tư hiệu quả.
Phương Nguyễn