Việc vợ chồng ly hôn có tranh chấp về việc phân chia tài sản là bất động sản diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, rất ít người biết cách phân chia tài sản, nhà ở sau ly hôn một cách hợp tình, hợp lý.
Hôm nay, Quản Lý Bất Động Sản sẽ chia sẻ cho bạn các thủ tục giải quyết vấn đề trên đúng theo pháp luật. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu đến nội dung này, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.
1. Nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn
Vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn được quy định tại điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, với các nguyên tắc sau:
+ Xem xét hoàn cảnh của cả gia đình hoặc của vợ chồng.
+ Xem xét đến giá trị và hiện trạng sử dụng tài sản.
+ Xem xét đến công sức gây dựng, duy trì và mở rộng khối tài sản chung của vợ chồng.
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong công nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
+ Xác định trách nhiệm của vợ chồng khi để xảy ra lỗi liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
+ Đảm bảo lợi ích của người vợ và con cái chưa đến tuổi thành niên.

+ Tài sản chung của vợ chồng phải được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Tuy nhiên, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị cao hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán giá trị chênh lệch cho bên còn lại.
+ Trường hợp là tài sản, nhà ở riêng của vợ hoặc chồng trước hôn nhân thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người được Nhà nước công nhận từ trước. Trừ trường hợp tài sản, nhà ở riêng đã sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng theo quy định.
+ Trường hợp có sự hòa trộn, sáp nhập giữa tài sản chung với tài sản riêng trước khi xảy ra ly hôn. Các bên được thanh toán phần giá trị tài sản đã đóng góp vào khối tài sản chung đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Thủ tục phân chia tài sản, nhà ở sau ly hôn
2.1. Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận
Theo quy định, nếu tài sản, nhà ở sau ly hôn được xác định là tài sản chung của vợ chồng và hai bên tự thỏa thuận phân chia tài sản. Các tài sản này cần được chia theo đúng quy định của pháp luật và có sự thống nhất của cả hai bên.
Về mặt pháp lý, thỏa thuận chia tài sản này được thừa nhận và cũng ít phát sinh tranh chấp trong thực tế.

2.2. Trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được việc chia tài sản, nhà ở chung sau ly hôn
+ Trường hợp tài sản, nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng không thể thỏa thuận phân chia quyền sở hữu, sử dụng sau khi ly hôn. Cần tiến hành phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
+ Trường hợp tài sản, nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng và đang sử dụng chung. Sau khi ly hôn, tài sản, nhà ở đó vẫn tiếp tục thuộc quyền sở hữu riêng của người đứng tên.
Tuy nhiên, phải thanh toán cho bên còn lại một phần giá trị tài sản trên cơ sở góp công sức vào việc nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo theo quy định.
+ Trường hợp tài sản, nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng nhưng không thể phân chia do liên quan đến kết cấu tài sản, nhà ở. Bên được tiếp tục sử dụng tài sản, nhà ở phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị mà họ được hưởng theo quy định.
Với các trường hợp không thể tự phân chia tài sản là nhà ở, tòa án xem xét nhu cầu thiết yếu của vợ chồng về nơi ở. Trong đó, cần ưu tiên đảm bảo quyền lợi của người vợ và các con chưa đến tuổi thành niên.
Trường hợp con cái đã đến tuổi thành niên nhưng mất khả năng lao động, không có năng lực hành vi dân sự và không có tài sản để chia hay tự nuôi bản thân. Tòa án tiến hành giải quyết bằng cách giao tài sản, nhà ở cho người vợ hoặc chồng sở hữu. Người còn lại sẽ được chia những phần tài sản khác trong khối tài sản chung của cả hai bên.
Trường hợp người được trao quyền sở hữu ngôi nhà mà giá trị của nó nhiều hơn giá trị tài sản mà người còn lại được chia. Bên sở hữu nhà phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị mà họ được hưởng theo giá thị trường vào thời điểm xét xử.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Quản Lý Bất Động Sản về cách phân chia tài sản, nhà ở sau ly hôn theo quy định của pháp luật. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm nhiều tư vấn pháp lý nhanh chóng, chính xác.