Hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy quỹ hỗ tương đang trở thành một công cụ đầu tư phổ biến. Công cụ tài chính này trước đây vốn được coi là khá mơ hồ, khó hiểu, nhưng giờ đây đã dần trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn không ít người khi tham gia thị trường tài chính chưa hiểu rõ về loại quỹ này. Từ đây, Quản Lý Bất Động Sản sẽ chia sẻ cho bạn một số kiến thức cần biết về quỹ hỗ tương.
1. Khái niệm quỹ hỗ tương
Qũy hỗ tương (Mutual funds) là một loại hình trung gian tài chính. Đây là quỹ phát hành cổ phiếu ra thị trường, sau đó dùng số tiền thu được để mua một cơ cấu đầu tư, gồm nhiều loại trái phiếu và cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Hiểu đơn giản, quỹ hỗ tương là loại hình huy động vốn từ công chúng và số tiền thu được sử dụng để mua trái phiếu, cổ phiếu hoặc chứng khoán. Những người đã mua cổ phiếu của quỹ (cổ đông) là những người được hưởng lợi tức từ cơ cấu đầu tư của quỹ.

2. Ưu điểm của quỹ hỗ tương
– Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của quỹ với số lượng nhỏ và gián tiếp trở thành chủ nợ/chủ sở hữu của nhiều công ty lớn.
– Qũy hỗ tương được quản lý bởi các chuyên gia tài chính kinh nghiệm. Do đó, họ có đủ năng lực chuyên môn và thời gian theo dõi diễn biến của thị trường, triển vọng của các công ty phát hành trái phiếu/cổ phiếu.
3. Phân loại quỹ hỗ tương
a) Qũy đầu tư ngắn hạn
Thị trường huy động vốn ngắn hạn là một nơi gửi tiền an toàn, bao gồm các công cụ nợ ngắn hạn. Nhà đầu từ thường được hưởng mức lãi gấp đôi nếu gửi tiền thấp hơn so với mức lãi bình quân của chứng chỉ tiền gửi.

b) Qũy đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định
Mục tiêu của quỹ này là đem đến cho nhà đầu tư một khoản thu nhập thường xuyên và ổn định. Trong khi các danh mục chứng khoán mà quỹ nắm giữ có thể biến động, thì quỹ này vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư một nguồn thu nhập cố định.
c) Qũy cân bằng
Mục tiêu của quỹ này là mang lại cho nhà đầu tư một khoản lợi nhuận cân bằng giữa giá trị gia tăng chứng chỉ quỹ với khoản cổ tức cố định. Thông thường, một quỹ cân bằng có tỷ lệ phân bổ danh mục đầu tư là 60% vào cổ phiếu và 40% vào trái phiếu và các công cụ nợ khác.

d) Qũy đầu tư vào cổ phiếu
Qũy đầu tư vào cổ phiếu chiếm đa phần trong các loại hình của quỹ hỗ tương. Mục tiêu của loại quỹ này là sử dụng một khoản doanh thu nhỏ, cố định để tăng trưởng vốn dài hạn.
e) Qũy đầu tư quốc tế/toàn cầu
Quỹ toàn cầu có thể đầu tư vào bất kỳ địa điểm nào trên thế giới, bao gồm cả quốc gia bản xứ. Quỹ đầu tư quốc tế thì chỉ đầu tư bên ngoài quốc gia bản xứ.
f) Quỹ chuyên biệt
Quỹ chuyên biệt không đa dạng hóa danh mục đầu tư, mà chỉ tập trung vào một phân khúc cụ thể trong nền kinh tế.
g) Quỹ đầu tư chỉ số
Quỹ đầu tư chỉ số mang lại lợi ích cho nhà đầu tư dưới hình thức phí thấp và phản ánh hiệu quả hoạt động của thị trường.
4. Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia quỹ hỗ tương
a) Xác định rõ mục tiêu đầu tư
Khi đầu tư vào quỹ hỗ tương, bạn cần xác định đây là khoản đầu tư dài hạn. Tùy vào từng loại hình trong quỹ, bạn sẽ phải lựa chọn được chiến lược đầu tư chuyên biệt.
Trên thực tế, quỹ hỗ tương được chia ra với 03 mục đích chính như: Tăng giá trị vốn, hoãn thuế tiết kiệm và tăng thu nhập. Nếu bạn tham gia chỉ với mục đích tiết kiệm tiền về hưu, hãy đầu tư vào quỹ tiền tệ để giảm thiểu tối đa mức rủi ro.
Do vậy, trước khi tham gia quỹ này, bạn cần xác định bản thân có phù hợp với hình thức này hay không.

b) Cách thức giao dịch
Do có rất nhiều loại quỹ hỗ tương khác nhau, nên quỹ này được mua lại bởi các công ty tài chính, ngân hàng hay công ty hỗ tương cũng khác nhau. Theo đó, tỷ lệ phần trăm hoa hồng sẽ phụ thuộc rất lớn vào đơn vị mua lại.
Các nhà đầu tư cần có đánh giá và phân tích kỹ lưỡng từng hạng mục và đưa ra nhiều câu hỏi để được giải đáp thắc mắc trước khi đầu tư.
Khi quyết định thiết lập tài khoản, nhà đầu tư nên tham khảo từ các chuyên viên cố vấn tài chính hoặc đơn vị môi giới. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, đa chiều với từng hạng mục để đưa ra được quyết định đúng đắn.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về quỹ hỗ tương mà các nhà đầu tư nên biết. Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Quản Lý Bất Động Sản để có thêm nhiều tư vấn tài chính hiệu quả.
Phương Nguyễn