NDA là một loại thoả thuận thường gặp trong kinh doanh, giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu NDA là gì?, có vai trò như thế nào. Dưới đây, Quản Lý Bất Động Sản xin được chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề này.
1.NDA là gì?
NDA – Non-Disclosure Agreement có nghĩa là thỏa thuận bảo mật thông tin. Theo thỏa thuận này, các bên xác nhận không cung cấp các thông tin nhạy cảm cho bất kỳ bên thứ ba nào khác.
Thỏa thuận này có rất nhiều tên gọi khác như
- CA (Confidentiality Agreement) – thỏa thuận bảo mật
- CDA (Confidentiality Disclosure Agreement) – Thỏa thuận tiết lộ bí mật
- SA (Secrecy Agreement)Thỏa thuận bí mật
- PIA (Proprietary Information Agreement) – Thỏa thuận thông tin độc quyền.

2. Phân loại các thỏa thuận NDA
Có 3 loại thỏa thuận bảo mật thông tin, được phân chia dựa trên các bên tham gia thỏa thuận:
2.1. NDA đơn phương
Còn được gọi là NDA một chiều. Đây là thỏa thuận liên quan đến 2 bên. Trong đó, chỉ có một bên có dự định tiết lộ một số thông tin cần thiết cho bên còn lại. Do đó, bên tiết lộ yêu cầu bên nhận thông tin phải bảo mật các thông tin đó.
Một ví dụ thường gặp của NDA đơn phương là công ty yêu cầu nhân viên giữ kín các bí mật kinh doanh (tài khoản của nhân viên tại công ty, các thông tin tài chính, chiến lược kinh doanh,…)
2.2. NDA song phương
NDA song phương hay đa chiều xảy ra giữa hai bên có dự định tiết lộ thông tin cho nhau. Và cả hai bên đều có yêu cầu phía còn lại phải bảo mật một số thông tin theo yêu cầu.
Thỏa thuận này thường được sử dụng giữa hai bên đối tác, các doanh nghiệp có ý định hợp tác, sáp nhập,…
2.3. NDA đa phương
NDA đa phương là thỏa thuận dành cho từ ba bên trở lên. Trong đó, có ít nhất một bên dự định tiết lộ các thông tin. Thỏa thuận này được lập ra để đảm bảo các bên còn lại không tiết lộ thông tin đó cho bên nào khác.
Vậy vai trò của thỏa thuận NDA này là gì? Nó giúp giảm thiểu phải sử dụng hai loại NDA còn lại giữa hai bên. Thay vì phải lập hai NDA với hai bên cần được tiết lộ thông tin, chỉ cần lập một NDA đa phương cho cả ba bên. Điều này áp dụng khi các thông tin được yêu cầu giữ bí mật giữa các bên là giống nhau.

Bạn nên quan tâm: Retained Earnings là gì? Những điều cần biết về lợi nhuận giữ lại
3. Vai trò của NDA là gì?
Với các doanh nghiệp hợp tác, đàm phán, thỏa thuận bảo mật thông tin rất quan trọng. Cụ thể, vai trò của NDA là:
- Cho phép chia sẻ thông tin mà không sợ bị tiết lộ.
- Ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh biết được các bí mật liên quan đến kinh doanh.
- Nếu thỏa thuận bị vi phạm, bên kia có thể yêu cầu pháp luật can thiệp để ngăn chặn và kiện để được bồi thường các thiệt hại tài chính.

4. Các thông tin thiết yếu trên thỏa thuận NDA là gì?
Các thỏa thuận NDA có thể được lập ở ba cấp độ khác nhau như trên. Tuy nhiên, ở cấp độ nào cũng phải đảm bảo 6 thông tin thiết yếu như sau:
- Định nghĩa về những gì cấu thành thông tin bí mật. Trong đó, có các quy định rõ ràng về từng trường hợp cụ thể.
- Thông tin của các bên tham gia thỏa thuận: tên, xác nhận.
- Tuyên bố về các thông tin được tiết lộ, quy định về việc sử dụng các thông tin đó
- Các trường hợp loại trừ.
- Quy định về thời gian.
- Các quy định khác.

NDA là một bản thỏa thuận quan trọng trong kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu NDA là gì và cách áp dụng trong thực tiễn.
Phương Nguyễn – Ban biên tập Nhà Đất Mới