Trong bất cứ hoạt động đầu tư, kinh doanh nào cũng cần phải có sự tính toán thời điểm chuẩn xác. Từ đây, thuật ngữ Market Timing ra đời, song không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của Market Timing là gì.
Hiểu được vấn đề còn tồn đọng trên, Quản Lý Bất Động sản sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức cần biết về Market Timing dưới bài viết sau đây.
1. Market Timing là gì?
Market Timing là tên tiếng Anh của chọn đúng thời điểm thị trường.
Đây là hoạt động cân nhắc giữa hành động ra/vào thị trường tài chính hoặc chuyển đổi giữa các loại tài sản dựa trên phương pháp dự toán. Những công cụ dự toán này gồm các dữ liệu kinh tế hoặc chỉ số kỹ thuật để đánh giá sự biến động của thị trường.
Market Timing là một loại chiến lược giao dịch, chiến lược đầu tư với hy vọng đánh bại thị trường chứng khoán bằng cách giả thuyết diễn biến thị trường để mua và bán.

2. Bản chất của Market Timing
– Hiểu đơn giản, nhà đầu tư áp dụng phương pháp Market Timing sẽ tìm đúng khoảnh khắc tốt nhất của thị trường để xuống tiền.
– Những nhà đầu tư thuần túy theo chiến lược Market Timing cho rằng họ không cần có kỹ năng chọn cổ phiếu. Bởi họ cho rằng giá của hầu hết các cổ phiếu sẽ lên cao khi thị trường bước vào thời điểm tốt, tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
– Chiến lược Market Timing đối lập với chiến lược mua và nắm giữ (buy-and-hold).

3. Những công cụ chỉ báo dùng để xác định đúng thời điểm của thị trường
a) Chỉ báo hoàn toàn không liên quan (Spurious Indicators)
Có một điều khá thú vị, nhiều nhà đầu tư tìm thời điểm “vàng” của thị trường bằng những công cụ chỉ báo không liên quan đến thị trường chứng khoán. Rất khó để giải thích cho sự tương quan này, tuy nhiên, đây lại là công cụ khá hữu hiệu.
Ban đầu nó được coi là sự ngẫu nhiên, song, nhờ hiệu quả mà nó đem lại đã tạo ra sự tin tưởng cho nhiều người và kéo theo tâm lý đám đông.

b) Chỉ báo cảm giác tốt (Feel Good Indicators)
Đây là loại chỉ báo thị trường có dựa trên cơ sở thực nghiệm và cả lý luận. Chẳng hạn, nếu nhà đầu tư có suy nghĩ tích cực về nền kinh tế và tương lai thì sẽ tạo nên một giá cổ phiếu có kết quả tốt.
c) Chỉ báo mang tính kỹ thuật (Technical Indicators)
Tuy nhà đầu tư theo chiến lược Market Timing không theo trường phái kỹ thuật thuần túy. Song, họ lại sử dụng những chỉ số mang tính kỹ thuật để tiên đoán thời điểm của thị trường.
Một số nhà đầu tư lại xác định thời điểm chuyển mình của thị trường bằng cách dùng chỉ số khối lượng giao dịch. Theo họ, xu hướng giá thường xảy ra với khối lượng giao dịch không cao, ngược lại, thời điểm có khối lượng giao dịch lớn sẽ là tín hiệu xoay mình của thị trường.
Số khác lại áp dụng chỉ số dao động, tức thị trường đi xuống và đi lên liên tục, sau đó ổn định và lại đi lên.

d) Chỉ báo mang tính cơ bản (Fundamental Indicators)
Nhà đầu tư áp dụng phương pháp này cần gói gọn thị trường như cổ phiếu của một doanh nghiệp. Theo giả thuyết đó, độ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của thị trường cũng sẽ thể hiện ngang bằng với giá trị dòng tiền mà giả thuyết đó tạo ra.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ Market Timing là gì, cùng các chỉ báo xác định thời điểm đúng của thị trường. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Quản Lý Bất Động Sản để có thêm nhiều tư vấn đầu tư hữu ích.
Phương Nguyễn