Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Xây dựng Lâm Đồng trở thành khu vực kinh tế động lực của vùng Tây Nguyên. Đây cũng là tiền đề để tăng trưởng các khu công nghiệp Lâm Đồng, các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Lâm Đồng
Trong những năm trở lại đây, Lâm Đồng được xem là địa phương có tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao so với mặt bằng chung của cả nước. Để đạt được kết quả này, ngoài việc đa dạng các loại hình, sản xuất công nghiệp tỉnh luôn chú trọng đến một số ngành nghề sản xuất mới, có lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó tỉnh cũng cố gắng phát huy hiệu quả những tiềm năng sẵn có.
Lâm Đồng là một tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên, có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi, từ giao thông đường bộ cho tới giao thông hàng không. Nơi đây cũng có lợi thế về du lịch, riêng thành phố Đà Lạt được mệnh danh là thành phố Festival Hoa. Lâm Đồng cũng sở hữu nhiều văn hóa phi vật thể như không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang,…
Nông – lâm nghiệp tại Lâm Đồng cũng được đánh giá cao. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2020 đạt trên 386.000 ha, có trên 597.000 ha rừng đa dạng sinh học đã hình thành nên vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và vườn Quốc gia Cát Tiên.
HIện nay, toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp và 10 cụm công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai quy hoạch 7 khu công nghiệp công nghệ cao với diện tích 1.918 ha.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án điều chỉnh bổ sung Khu công nghiệp Phú Bình vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam.

II. Danh sách các khu công nghiệp ở Lâm Đồng
Sau hơn 15 năm hình thành, đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý và quảng bá, xúc tiến đầu tư, hoạt động ở các khu công nghiệp Lâm Đồng đã có khởi sắc. Dưới đây là danh sách chi tiết các khu công nghiệp.
1. Khu công nghiệp Lộc Sơn
- Vị trí: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Quy mô: 185 ha
2. Khu công nghiệp Phú Hội
- Vị trí: Xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Quy mô: 174 ha
3. Khu công nghiệp Phú Bình
- Vị trí: Xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Quy mô: 246 ha
Riêng 2 khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội đã thu hút 81 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.616 tỷ đồng và 102,91 triệu USD, diện tích sử dụng đất trên 168 ha. Tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp Phú Hội là 100%, khu công nghiệp Lộc Sơn là 80%.

III. Bất động sản KCN Lâm Đồng
Từ năm 2018, bất động sản Lâm Đồng có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhất là với phân khúc nhà đất, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nhờ những điểm sáng về công nghiệp, thị trường bất động sản khu công nghiệp Lâm Đồng cũng được hưởng lợi.
Với tỷ lệ lấp đầy 100%, giá đất xung quanh khu công nghiệp Phú Hội tăng cao. Đất tại khu công nghiệp Lộc Sơn cũng được nhiều nhà đầu tư săn đón. Đặc biệt, khu công nghiệp Phú Bình mới được phê duyệt dự đoán sẽ là thị trường bất động sản bùng nổ tại Lâm Đồng. Một số nhà đầu tư còn đang cố gắng tìm kiếm diện tích rộng để xây dựng phòng trọ, xây dựng nhà xưởng cho thuê tại đây.
Đánh giá về cơ hội đầu tư, các chuyên gia bất động sản đều công nhận Lâm Đồng là thị trường tuyệt vời. So sánh với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, rõ ràng Lâm Đồng vượt trội hơn về nhiều mặt. Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 – 2025 khi thị trường mới phát triển, những chuyển động về giá sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nếu bạn thực sự có hứng thú với bất động sản công nghiệp Lâm Đồng, hãy thử sức ngay từ bây giờ.

Trên đây là những chia sẻ mới nhất về khu công nghiệp Lâm Đồng. Hi vọng, những thông tin được nhắc tới sẽ giúp bạn có đánh giá tổng quan và quyết định lựa chọn phù hợp nếu có dự định đầu tư. Chúc các bạn thành công.