Các khu công nghiệp Khánh Hòa được xem là “cứu cánh” tuyệt vời cho thực trạng kinh tế của tỉnh khi đại dịch Covid 19 hoành hành. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu năm 2021, tiếp tục đón nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Khánh Hòa
Được biết đến là một tỉnh phát triển mạnh về du lịch, tuy nhiên đại dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế toàn tỉnh. Chính vì thế, thay vì ưu tiên nhiều dự án phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng thiên nhiên ban tặng, lãnh đạo tỉnh đã chú trọng, tạo điều kiện cho các dự án phát triển công nghiệp. Tỉnh khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, tiêu tốn ít tài nguyên, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao,…

Theo quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, toàn tỉnh sẽ có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 879 ha. Trong đó khu công nghiệp Suối Dầu đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh doanh, các khu công nghiệp còn lại đang xây dựng hạ tầng hoặc thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và kêu gọi đầu tư.
Dự báo giai đoạn 2021 – 2025, tình hình phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có sự phát triển, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng như: Nhà máy Nhiệt điện Sumitomo công suất 2.640MW, giai đoạn 1 dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 với công suất 1.320MW,…

II. Danh sách các khu công nghiệp ở Khánh Hòa
Khái quát về quy hoạch và tình hình phát triển các khu công nghiệp như sau:
1. Khu công nghiệp Suối Dầu
- Vị trí: Xã Suối Cát, huyện Cát Lâm, tỉnh Khánh Hòa
- Quy mô: 152 ha
Lĩnh vực đầu tư trong khu công nghiệp mang tính đa ngành như: sản xuất hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp, linh kiện vận tải, chế biến thủy sản,…
2. Khu công nghiệp Ninh Thủy
- Vị trí: Phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Quy mô: 207,9 ha
Lĩnh vực đầu tư gồm: điện lạnh – điện tử, cơ khí chế tạo – lắp ráp, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu, công nghiệp gia dụng – thủ công mỹ nghệ – bao bì,…
3. Khu công nghiệp Vạn Thắng
- Vị trí: Xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Quy mô: 144,42 ha
Lĩnh vực đầu tư: chế biến thủy sản, vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất, công nghiệp vi sinh, công nghiệp hóa dầu,…
4. Khu công nghiệp Nam Cam Ranh
- Vị trí: Xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
- Quy mô: 203,7 ha
Lĩnh vực đầu tư: công nghiệp cơ khí, chế biến nông lâm – thủy sản, vật liệu xây dựng,…

III. Bất động sản KCN Khánh Hòa
Với Việt Nam hiện tại, bất động sản công nghiệp là một trong những điểm sáng của thị trường và Khánh Hòa cũng nằm trong số đó. Đây là địa phương nổi bật tại miền Trung với 4 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp tầm cỡ. Sự phát triển công nghiệp tại Khánh Hòa đã kéo theo sự gia tăng lượng lao động nhập cư, nhu cầu nhà ở tăng nhanh chóng. Bởi vậy mà thị trường bất động sản khu công nghiệp Khánh Hòa đang tạo nên sức hút hơn bao giờ hết.
Theo các chuyên gia nhận định, các yếu tố giúp bất động sản công nghiệp Khánh Hòa phát triển gồm:
- Môi trường kinh doanh bền vững, ổn định
- Đẩy mạnh chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn chặn sự đóng băng của thị trường bất động sản
- Tầng lớp trung lưu và tư nhân đang phát triển mạnh mẽ
- Các hiệp định thương mại đa phương và song phương hứa hẹn khả năng tiếp cận thị trường
Bên cạnh đó, Khánh Hòa đang là một trong những tỉnh có nhiều dự án FDI được đánh giá cao về số lượng cũng như chất lượng, với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Huyndai, Vingroup…
Hội tụ tất cả những lợi thế trên cùng vị trí địa lý nằm trong vùng lõi kinh tế, thì bất động sản công nghiệp Khánh Hòa xứng đáng là điểm đến an toàn. Hiện bất động sản công nghiệp của tỉnh tăng trưởng ổn định, các phân khúc đất nền, đất thổ cư gần khu công nghiệp chỉ vào 7 – 8 triệu đồng/m2, mức giá cực kỳ hợp lý để đầu tư.

Nếu bạn muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời với bất động sản khu công nghiệp Khánh Hòa thì đừng chần chừ mà hãy hành động ngay.