Khí hậu ôn hòa, quỹ đất dồi dào, nhiều lợi thế về giao thông để phát triển kinh tế,… Những thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan đã thu hút đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp Gia Lai. Trong những năm qua tỉnh đã có những bước phát triển ổn định, bền vững, tốc độ tăng trưởng bình quân cao. Để biết rõ hơn về ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, hãy cùng Quản Lý Bất Động Sản tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên nhưng sở hữu rất nhiều lợi thế. Điển hình như Gia Lai có 90km đường biên giới chung với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực,…
Cũng vì lẽ đó mà từ địa phương còn gặp nhiều khó khăn, Gia Lai đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham gia đầu tư vào các khu kinh tế, công nghiệp. Hiện Gia Lai đã trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển.
Trên địa bàn tỉnh tính tới năm 2020 có 3 khu công nghiệp kinh tế bao gồm khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, khu công nghiệp Nam Pleiku, khu công nghiệp Trà Đa với 89 dự án của gần 80 nhà đầu tư cùng số vốn đăng ký trên 2.500 tỷ đồng.

II. Danh sách các khu công nghiệp Gia Lai
Sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp Gia Lai có tác động rất lớn tới quá trình phát triển của tỉnh về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
1. Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh
Vị trí: Xã Ia Kla, Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn – huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Quy mô: 420 km2
Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh có nhiều lợi thế về giao thông. Đây là khu vực kết nối quan trọng trong hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai tỉnh Gia Lai và Ratanakiri (vương quốc Campuchia) nói riêng và giữa các nước trong khối ASEAN nói chung.
2. Khu công nghiệp Trà Đa
- Vị trí: Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Quy mô: 213 ha
Lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp bao gồm:
- Nhóm ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm
- Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
- Nhóm ngành chế tạo, lắp ráp cơ khí điện tử
- Nhóm ngành sản xuất, gia công hàng tiêu dùng
3. Khu công nghiệp Nam Pleiku
- Vị trí: Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
- Quy mô: 191,55 ha
Khu công nghiệp dự kiến có 4 nhóm ngành nghề: chế biến nông-lâm sản, sản phẩm từ nông sản có giá trị gia tăng cao; chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, chế biến thức ăn gia súc; chế biến phân bón phục vụ nông nghiệp và các nhà máy có mức độ ô nhiễm thấp; cơ khí chế tạo, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng, vật liệu xây dựng.

III. Bất động sản KCN Gia Lai
Gia Lai đang nổi lên là điểm đến của nhiều dự án đầu tư bất động sản mới tại Tây Nguyên nhờ những nỗ lực hoàn thiện về hạ tầng, chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Gia Lai có dấu hiệu tăng trưởng tốt trong hai năm qua, không chỉ với phân khúc đất nền, nhà phố mà ngay cả phân khúc bất động sản công nghiệp Gia Lai.
Bất chấp dịch bệnh bùng phát song các thỏa thuận thuê đất chủ yếu đến từ các nhà sản xuất công nghiệp nặng yêu cầu quỹ đất rộng lớn đã được giao dịch hoàn tất tại Gia Lai. Nhà xưởng xây sẵn cũng chứng kiến sự mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp và nhà xưởng đạt phần trăm cao.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra những lời khuyên cho các nhà đầu tư: “Gia Lai đang là thị trường tiềm năng của bất động sản công nghiệp nhưng nhà đầu tư nên chọn những sản phẩm pháp lý rõ ràng, có sổ đỏ đảm bảo”.

Trên đây là những thông tin liên quan tới khu công nghiệp Gia Lai mà Quản Lý Bất Động Sản đã cập nhật để chia sẻ tới các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, từ đó nếu có quyết định đầu tư thì cũng sẽ thành công.