Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn trong những năm qua, song các cụm, khu công nghiệp Đồng Tháp vẫn đóng góp vào 19,71 GRDP tăng thêm (giai đoạn 2016 – 2020). Dự báo trong tương lai, đây vẫn là ngành giữ vai trò động lực trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Đồng Tháp
Đồng Tháp được biết đến là tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn trên cả nước, tuy nhiên trong những năm gần đây song song với nông nghiệp, Đồng Tháp cũng tận dụng sẵn lợi thế vị trí, tài nguyên của mình để thúc đẩy, mở rộng phát triển ngành công nghiệp. Đây cũng là lý do vì sao đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 3 khu công nghiệp hoạt động; 16 cụm công nghiệp với 123 dự án đầu tư với số vốn hơn 24 nghìn tỷ đồng.
Nhưng dù vậy cũng phải thẳng thắn thừa nhận tốc độ và chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Đứng trước tình hình này, trong thời gian tới, Đồng Tháp tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch bố trí không gian công nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương; ưu tiên phát triển công nghiệp ở khu, cụm công nghiệp; cơ cấu lại các ngành công nghiệp theo hướng chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thường xuyên rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và DN…

II. Danh sách các khu công nghiệp ở Đồng Tháp
Trên tinh thần công văn số 947/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ v/v điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN tại tỉnh Đồng Tháp, theo đề nghị của Ban Quản lý khu kinh tế,ngày 09/10/2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định 885/QĐ-UBNDHC về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020, theo đó trên địa bàn tỉnh sẽ quy hoạch mở rộng và mở mới 07 khu công nghiệp (Trần Quốc Toản mở rộng, Sa Đéc mở rộng, Sông Hậu 2, công nghệ cao, Ba Sao, Tân Kiều, Trường Xuân – Hưng Thạnh) với tổng điện tích mở rộng và mở mới được điều chỉnh là 1.033,3 ha.
Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị quỹ đất, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp chậm hơn so với dự kiến. Vì thế, danh sách các khu công nghiệp Đồng Tháp mới nhất bao gồm:
1. Khu công nghiệp Sa Đéc
- Vị trí: Phường Tân Quy Đông (Khu C), xã Tân Khánh Đông (Khu C mở rộng) và phường An Hòa (A1), thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
- Quy mô: 100 ha
2. Khu công nghiệp Sông Hậu
- Vị trí: Xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
- Quy mô: 45,2 ha
3. Khu công nghiệp Trần Quốc Toản
- Vị trí: Phường 11, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Quy mô: 38,8 ha
4. Khu công nghiệp Tân Kiều (mặt bằng đang san lấp, kêu gọi đầu tư)
- Vị trí: Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
- Quy mô: 148 ha

III. Bất động sản KCN Đồng Tháp
Chưa phải là thế mạnh, nhưng kể từ khi các cụm, khu công nghiệp ở Đồng Tháp được quy hoạch, xây dựng và phát triển, bất động sản công nghiệp tại địa phương cũng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình là bất động sản khu công nghiệp Sa Đéc.
Các giao dịch mua bán đất gần khu công nghiệp Sa Đéc, thuê nhà xưởng diễn ra khá sôi nổi. Điều khiến các nhà đầu tư cảm thấy hài lòng chính là quỹ đất ở đây vô cùng dồi dào, cơ hội sinh lời nhanh dù đầu từ dưới bất kỳ hình thức nào.
Bên cạnh bất động sản công nghiệp thì Sa Đéc còn có lợi thế về vị trí địa lý, du lịch. Vì thế, dù không xuống tiền cho bất động sản công nghiệp thì nhà đầu tư vẫn có thể tham gia các loại hình khác.

Như vậy, Quản Lý Bất Động Sản vừa cùng các bạn đi tìm hiểu về khu công nghiệp Đồng Tháp một cách tổng quan nhất. Hi vọng, những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn nắm được tình hình khu vực, nếu có dự định đầu tư sẽ có kết quả tốt đẹp.