Khu công nghiệp Đồng Nai là một trong những khu công nghiệp tập trung lớn trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy cao. Diện tích đất cho thuê của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt gần 80%.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Đồng Nai
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, tính đến thời điểm năm 2020, tỉnh đã có 32 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất 10.222,27 ha, gồm 31 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 1 khu công nghiệp trong giai đoạn thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng.

Các doanh nghiệp thứ cấp thuê đất làm nhà xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Nai rất thuận lợi do được các công ty hạ tầng đầu tư tương đối hoàn thiện. Cụ thể, các khu công nghiệp đi vào hoạt động đều phải xây nhà máy xử lý nước thải tập trung, đường nội bộ rộng, nước, điện,… theo yêu cầu của tỉnh.
Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhưng trong 10 tháng năm 2020, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn đầu tư khoảng 562 triệu đô la Mỹ vào các khu công nghiệp của Đồng Nai.
Các khu công nghiệp Đồng Nai đã tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn từ 8 – 9% tính từ năm 2016 cho tới năm 2020. Bên cạnh đó, khu công nghiệp cũng tạo việc làm, nguồn thu ổn định cho trên 600 nghìn công nhân, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh.

Giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050, Đồng Nai dự kiến quy hoạch thêm khoảng 8 khu công nghiệp. Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp, sẽ có 3 khu công nghiệp là Long Đức 3, Bàu Cạn – Tân Hiệp (Huyện Long Thành), Xuân Quế – Sông Nhạn (Huyện Cẩm Mỹ).
>>>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Bình Phước mới nhất
II. Các khu công nghiệp ở Đồng Nai
Đồng Nai hiện là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất trên cả nước. Với số lượng lớn như vậy sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường công nghiệp tỉnh. Vì thế mà Quản Lý Bất Động Sản đã tổng hợp danh sách khu công nghiệp Đồng Nai đang hoạt động để cho các nhà đầu tư tiện theo dõi.
1. Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn
Vị trí: Xã Lộc An – Bình Sơn – Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai
Quy mô: 497,77 ha
2. Khu công nghiệp Giang Điền
Vị trí: Xã Giang Điền – An Viễn (Huyện Trảng Bom) và xã Tam Phước (Tp. Biên Hòa), Đồng Nai
Quy mô: 529,2 ha
3. Khu công nghiệp Ông Kèo
Vị trí: Xã Phước Khánh, Nhơn Trạch, Đồng Nai
Quy mô: 823.45 ha
4. Khu công nghiệp Tân Phú
Vị trí: Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 54.16 ha
5. Khu công nghiệp Thạnh Phú
Vị trí: Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 177.2 ha
6. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Lộc Khang
Vị trí: Xã Hiệp Phước – Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 69.53 ha
7. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú
Vị trí: Xã Hiệp Phước – Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 183.18 ha
8. Khu công nghiệp Nhơn Trạch VI
Vị trí: Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 314.23 ha
9. Khu công nghiệp Định Quán
Vị trí: Xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 54.35 ha
10. Khu công nghiệp Long Thành
Vị trí: Xã An Phước – Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 486.91 ha
11. Khu công nghiệp Tam Phước
Vị trí: Xã Tam Phước, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 323.18 ha
12. Khu công nghiệp Biên Hòa I
Vị trí: Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 335 ha
13. Khu công nghiệp Nhơn Trạch I
Vị trí: Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 446.49 ha
14. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II
Vị trí: Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
Quy mô: 331.42 ha
15. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
Vị trí: Xã Hiệp Phước -Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
Quy mô: 697.49 ha
16. Khu công nghiệp Biên Hòa II
Vị trí: Phường Long Bình Tân – An Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 394.63 ha
17. Khu công nghiệp Gò Dầu
Vị trí: Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 182.38 ha
18. Khu công nghiệp Suối Tre
Vị trí: Xã Suối Tre, Long Khánh, Đồng Nai
Quy mô: 144.78 ha
19. Khu công nghiệp Hố Nai
Vị trí: Xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Biên Hoà, Đồng Nai
Quy mô: 496.65 ha
20. Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành
Vị trí: Đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng
Quy mô: 410.31 ha
21. Khu công nghiệp Amata
Vị trí: Phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 513.01 ha
22. Khu công nghiệp LOTECO
Vị trí: Phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 100 ha
23. Khu công nghiệp Sông Mây
Vị trí: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 473.95 ha
24. Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch
Vị trí: Xã Hiệp Phước – Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 175.6 ha
25. Khu công nghiệp Nhơn Trạch V
Vị trí: Xã Long Tân – Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 298.4 ha
26. Khu công nghiệp An Phước
Vị trí: Xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 200.85 ha
27. Khu công nghiệp Long Đức
Vị trí: Xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 281.32 ha
28. Khu công nghiệp Xuân Lộc
Vị trí: Xã Xuân Tâm – Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Quy mô: 108.82 ha
29. Khu công nghiệp Bàu Xéo
Vị trí: Xã Sông Trầu, xã Tây Hòa, xã Đồi 61 và Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Quy mô: 499.8 ha
30. Khu công nghiệp AGTEX Long Bình
Vị trí: Phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
Quy mô: 43.26 ha
31. Khu công nghiệp Long Khánh
Vị trí: Xã Suối Tre – Bình Lộc, thị xã Long Khánh, Đồng Nai
Quy mô: 264.47 ha
32. Khu công nghiệp Dầu Giây
Vị trí: Xã Bàu Hàm 2, Huyện Thống Nhất, Đồng Nam
Quy mô: 330.8 ha

>>>>> Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh mới nhất
III. Bất động sản KCN Đồng Nai
Với lợi thế về khí hậu, giao thông lại là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất trên toàn quốc, chính vì thế mà bất động sản, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp Đồng Nai được hưởng lợi lớn.
Theo bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 đã được phê duyệt thì giá thuê đất khu công nghiệp Đồng Nai được tính theo từng vị trí. Khu vực có giá đất công nghiệp cao là thành phố Biên Hòa, trong khi đó khu vực có giá thấp nhất là khu công nghiệp Định Quán, khu công nghiệp Tân Phú, khu công nghiệp Suối Tre và khu công nghiệp Xuân Lộc.
Song với mặt bằng chung, giá đất tại khu công nghiệp Đồng Nai là tương đối cao. Ví dụ như năm 2020, giá đất khu công nghiệp LOTECO có giá cao nhất là 3,9 triệu đồng/m2 và hệ số là 1,2 nên giá đất cho thuê là 4,29 triệu đồng/m2.
Mặc dù giá đất không nhỏ nhưng các doanh nghiệp vẫn chấp nhận bỏ tiền để thuê do lợi thế sắp tới. Khi cảng hàng không quốc tế Long Thành xây dựng xong và đưa vào khai thác, những đơn hàng sẽ được rút ngắn thời gian vận chuyển, đường vành đai, cao tốc được xây dựng hàng loạt cũng giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí logistics.
Tuy nhiên, nếu giá đất công nghiệp quá cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh trong hiện tại và tương lai.

Với những tổng hợp ở trên, có thể thấy khu công nghiệp Đồng Nai xứng đáng là nơi đầu tư của các doanh nghiệp. Nhưng cần phải có được giải pháp phù hợp đối với giá thuê tại đây. Hy vọng chia sẻ của Quản Lý Bất Động Sản sẽ giúp bạn có được quyết định phù hợp và chính xác. Chúc bạn thành công!