Khu công nghiệp Cần Thơ hơn 20 năm xây dựng và phát triển thu hút vốn đầu tư khá tốt. Nhưng vài năm trở lại đây tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, dù địa phương có nhiều lợi thế phát triển hơn so với một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính điều này đã buộc Cần Thơ phải đặt ra chỉ tiêu phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Cần Thơ
Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, lại có nhiều bến cảng, sân bay,… nên thuận lợi cho giao thương, thúc đẩy công nghiệp phát triển. Vậy nhưng so với mặt bằng chung thì Cần Thơ vẫn chưa thực sự là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.349 ha. Tuy nhiên, ngoài khu công nghiệp Trà Nóc I và Trà Nóc II thu hút được nhiều dự án (khu công nghiệp Trà Nóc I tỷ lệ lấp đầy 100%, khu công nghiệp Trà Nóc II tỷ lệ lấp đầy 89%) thì các khu công nghiệp còn lại triển khai chậm. Điều này đã khiến Cần Thơ kiến nghị đưa 3 khu công nghiệp ra khỏi quy hoạch.

Theo đó khu công nghiệp Ô Môn (600 ha), khu công nghiệp Bắc Ô Môn (400 ha) và khu công nghiệp Thốt Nốt giai đoạn 2 (400 ha). Các khu công nghiệp này chưa được thành lập, chưa thực hiện giải phóng mặt bằng và chưa có nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp.
Nếu được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa các khu công nghiệp trên ra khỏi quy hoạch, phần quỹ đất quy hoạch các khu công nghiệp này vẫn sẽ giữ nguyên hiện trạng. Bên cạnh đó, UBND thành phố Cần Thơ cũng kiến nghị bổ sung các khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, gồm: khu công nghiệp Ô Môn (quy mô khoảng 500 ha) và khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (diện tích 900 ha).
Mới đây, thành phố Cần Thơ đã đề ra chỉ tiêu giai đoạn 2021 – 2025 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm khoảng 28 – 29% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

II. Danh sách các khu công nghiệp ở Cần Thơ
Do còn nhiều hạn chế nên Cần Thơ đang đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa để thu hút các nhà đầu tư đến với các khu công nghiệp. Dưới đây là danh sách các khu công nghiệp ở Cần Thơ.
1. Khu công nghiệp Trà Nóc I
- Vị trí: Phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 135 ha
2. Khu công nghiệp Trà Nóc II
- Vị trí: Phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ
- Quy mô: 157,7 ha
3. Khu công nghiệp Ô Môn
- Vị trí: Phường Trường Lạc, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 600 ha
4. Khu công nghiệp Bắc Ô Môn
- Vị trí: Phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ
- Quy mô: 400 ha
5. Khu công nghiệp Thốt Nốt
- Vị trí: Phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 600 ha (điều chỉnh giảm còn 200 ha)
6. Khu công nghiệp Hưng Phú I
- Vị trí: Phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 262 ha
7. Khu công nghiệp Hưng Phú 2A
- Vị trí: Phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 212 ha
8. Khu công nghiệp Hưng Phú 2B
- Vị trí: Phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ
- Quy mô: 200 ha

III. Bất động sản KCN Cần Thơ
Với bất động sản Cần Thơ, nhiều chuyên gia bất động sản nhận định rằng đây là thị trường có nhiều chuyển biến tích cực về giá bán và lượng giao dịch. Tuy nhiên, bất động sản khu công nghiệp Cần Thơ không phải là một thế mạnh. Chủ yếu nằm ở phân khúc đất nền và nhà phố.
Nếu muốn đẩy mạnh bất động sản công nghiệp thì trước tiên Cần Thơ phải thu hút được dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ khi công nghiệp phát triển bền vững thì khi đó các bất động sản xung quanh khu công nghiệp hay giá cho thuê đất, nhà xưởng tại địa bàn mới tăng.
Song vì quỹ đất công nghiệp tại Cần Thơ vẫn còn khá nhiều, cho nên nếu muốn đón đầu xu hướng về bất động sản công nghiệp thì đây cũng được xem là một bài toán cơ hội.

Hi vọng, những chia sẻ về khu công nghiệp Cần Thơ và một số thông tin liên quan sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về thị trường này, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.