Các khu công nghiệp Bình Thuận ra đời muộn hơn so với các khu công nghiệp của các tỉnh trong vùng, thế nhưng vẫn phát huy được lợi thế của mình. Hiện nay, khu công nghiệp Bình Thuận đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, đa dạng ngành nghề.
Mục Lục
I. Bản đồ khu công nghiệp Bình Thuận
Là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ lại sở hữu những thế mạnh về tự nhiên, tài nguyên nên Bình Thuận đã tận dụng điều này để đẩy mạnh phát triển công nghiệp song song với du lịch và nông nghiệp.
Có thể nói việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế địa phương. Vào năm 1996, Bình Thuận chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng trước 1 khu công nghiệp Phan Thiết với quy mô nhỏ nhằm học hỏi và rút kinh nghiệm. Sau 2 năm, cuối cùng khu công nghiệp Phan Thiết cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép thành lập. Khu công nghiệp đi vào hoạt động chỉ sau 1 năm.

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2002 – 2010, tỉnh đã trình Thủ tướng đầu tư thêm các khu công nghiệp và mở rộng khu công nghiệp Phan Thiết. Cho tới nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 3 ngàn ha, hạ tầng hiện đại đồng bộ về nguồn điện, nước, nhà máy xử lý nước thải, viễn thông,…
Trong đó, Phó Thủ tướng đã ký quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức với quy mô 300 ha tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đầu năm 2021.

II. Danh sách các khu công nghiệp ở Bình Thuận
Đi sau về công nghiệp, gặp phải khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, các khu công nghiệp Bình Thuận đã vươn lên mạnh mẽ. Bằng chứng là Bình Thuận đang là địa phương phát triển công nghiệp hóa, đa dạng hóa ngành nghề với sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.
Cùng tham khảo 9 khu công nghiệp ở Bình Thuận dưới đây nhé!
1. Khu công nghiệp Phan Thiết (Giai đoạn 1)
- Vị trí: Xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 68 ha
2. Khu công nghiệp Phan Thiết (giai đoạn 2)
- Vị trí: Xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 40,7 ha
3. Khu công nghiệp Tuy Phong
- Vị trí: Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 150 ha
4. Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1
- Vị trí: Xã Hàm Kiệm và Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 146,21 ha
5. Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2
- Vị trí: Xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 433,26 ha
6. Khu công nghiệp Sông Bình
- Vị trí: Xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 300 ha
7. Khu công nghiệp Sơn Mỹ I
- Vị trí: Xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 1070 ha
8. Khu công nghiệp Sơn Mỹ II
- Vị trí: Xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 540 ha
9. Khu công nghiệp Tân Đức
- Vị trí: Huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận
- Quy mô: 300 ha

III. Bất động sản KCN Bình Thuận
Sự chuyển dịch vốn đầu tư và di dời nhà máy của các doanh nghiệp sang Việt Nam đã tạo cơ hội tăng trưởng cho bất động sản khu công nghiệp Bình Thuận. Nhưng để có được kết quả này, phải nhắc tới sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng hàng không và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bài bản.
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Sài Gòn về Phan Thiết, tạo ra cự ly lý tưởng. Mặt khác, dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành – Cảng hàng không lớn nhất Việt Nam, với công suất 100 triệu hành khách/năm dự kiến sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 và đưa vào khai thác trong năm 2025.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nhu cầu an cư cho các chuyên gia và công nhân, đảm bảo an sinh xã hội và phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư mà các bất động sản nhà ở quanh khu công nghiệp cũng được khai thác và phát triển mạnh mẽ.

Tất cả những yếu tố này đã tạo nên sự chuyển biến đáng kinh ngạc của bất động sản công nghiệp Bình Thuận, giúp bất động sản công nghiệp nơi đây “cất cánh bay”. Nếu bạn đang muốn thử sức với thị trường khu công nghiệp Bình Thuận, hãy nắm chắc cơ hội ngay bây giờ.